Nghệ thuật chế biến món chay của Tây Ninh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Ngày 12/01/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 75, công nhận Nghệ thuật chế biến món chay của Tây Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Nhắc đến ẩm thực Tây Ninh, người ta nghĩ ngay đến bánh tráng phơi sương, bánh canh Trảng Bàng hay muối ớt tôm… Tuy nhiên, ẩm thực chay Tây Ninh cũng không kém phần hấp dẫn.

Zalo

Món chay Tây Ninh xuất hiện ở hầu hết các gia đình của người dân vùng đất Thánh này. Có người thì ăn chay vào mùng 1 và rằm hàng tháng, có người thì ăn chay theo đạo Cao Đài là thập trai tức 10 ngày chay hoặc chay trường. Tuy nhiên, dễ nhận thấy ở món chay của người Tây Ninh là các món ăn đa dạng, ngon không kém những món chế biến từ thịt cá, dinh dưỡng thì khỏi bàn cãi còn phần trang trí thì vô cùng bắt mắt.

Do đó, để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa thuần chay bản địa, nên ngày 12/01/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 75, công nhận Nghệ thuật chế biến món chay của Tây Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Zalo

Món chay Tây Ninh tươi tắn nhiều sắc màu và đa dạng về nguyên liệu thể hiện sự trù phú, giàu có của vùng đất thánh; hương vị đậm đà thể hiện sự phóng khoáng, chân tình, hiếu khách của người Nam Bộ; cũng không thiếu sự tinh tế, tỉ mỉ ở những món sang trọng như cơm hạt sen, lẩu mắm chay, chả giò – bì cuốn chay, món nướng lá lốt, bắp cải cuộn, gỏi thập cẩm chay, cà ri chay… Dịp Tết Nguyên Đán, mâm cỗ chay càng thể hiện sự thành tâm của con cháu đối với gia tiên, cầu mong cho gia đình bình an, hạnh phúc.

Zalo

Hơn thế, từ những món chay dân dã, người dân Tây Ninh đã nâng tầm món chay thành những đặc sản tinh tế, phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách trong các nhà hàng chuyên biệt, cao cấp.

nguồn TPIC